Vậy là kì thi THPT 2022 đã qua, các sĩ tử 2k4 chuẩn bị tới một môi trường mới khác hoàn toàn – đại học ở những thành phố lớn. Khi lên đại học, ngoài việc học ra thì thuê phòng trọ cũng là một vấn đề mà sinh viên năm nhất nên chú ý đầu tiên. Bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn biết thuê phòng trọ cần những gì một cách chi tiết nhất.
Thuê phòng trọ cần những gì?
Việc thuê phòng trọ ở những thành phố lớn thực ra không hề khó, tuy nhiên bạn cần nắm rõ và biết được những điều cần thiết mà datnenlagi.net liệt kê sau đây.
Đăng ký tạm trú tạm vắng tại nơi thuê trọ
Đầu tiên đó là đăng ký tạm trú tạm vắng nơi bạn thuê trọ. Tại sao lại cần phải làm việc này ngay đầu tiên trước khi đi thuê trọ?
- Thứ nhất, việc không đăng ký tạm trú tam vắng có thể bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng. Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định. Như vậy, có nghĩa là đối với cá nhân người thuê và chủ hộ gia đình khi cho thuê nếu như không thực hiện đúng quy định về nơi đăng ký thường trú, tạm trú đều bị xử phạt theo mức nêu trên.
- Thứ hai,bên cho thuê nhà cũng sẽ trực tiếp giúp bên thuê nhà thực hiện các thủ tục này nhưng cũng có khi bên thuê nhà phải tự liên lạc với bên cán bộ công an địa phương để thực hiện thủ tục này. Chính vì vậy một điều khoản về tạm trú tạm vắng có trong hợp đồng thuê nhà sẽ giúp cho đôi bên tránh khỏi các tranh chấp khi bị phạt do lỗi của một trong hai phía.
Những giấy tờ khác mà sinh viên cần có khi đi thuê trọ
Hiện nay, việc thuê trọ khá đơn giản cho sinh viên. Bạn chỉ cần mang chứng minh nhân dân/ căn cước công dân là đủ. Giấy tờ này để người cho thuê kiểm tra tên tuổi, địa chỉ và các vấn đề liên quan đến lại lịch của bạn.
Thậm chí, nếu hai bên muốn ký hợp đồng thuê nhà công chứng thì theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, bạn vẫn chỉ cần mang theo bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu.
Hợp đồng thuê nhà trọ, phòng trọ
Hợp đồng thuê nhà trọ giúp bạn đảm bảo được quyền lợi khi đi thuê trọ. Hãy xem xét và đọc kĩ hợp đồng xem có điều khoản nào không hợp lý, nếu có thì cần hỏi bên cho thuê rõ ràng.
Những quy định về hợp đồng thuê nhà trọ, phòng trọ
Đối với hợp đồng thuê nhà trọ, phòng trọ, bạn nên chú ý tới những quy định sau. Dưới đây là những quy định bắt buộc của hợp đồng, nếu cảm thấy không hợp lý bạn có quyền yêu cầu bên cho thuê làm cho đúng.
Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành một văn bản
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về hình thức hợp đồng thuê phòng trọ, tuy nhiên, Luật Nhà ở vào năm 2014 quy định hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, trong đó có những nội dung về: Họ tên, địa chỉ của các bên; Mô tả về đặc điểm của nhà ở; Thời hạn và phương thức thanh toán tiền thuê và Thời hạn cho thuê…
Theo đó, khi thuê nhà, bạn nên giao kết hợp đồng rõ ràng bằng văn bản và đọc kỹ hợp đồng trước khi ký để tự bảo vệ quyền lợi của mình và nhất là trong trường hợp nếu như có tranh chấp xảy ra. Đặc biệt không bao giờ được giao kèo “ mồm”, điều này thì chủ nhà rất dễ dàng lật kèo hay thêm những điều kiện bất hợp lý khi bạn thuê nhà.
Chủ nhà tăng tiền thuê bất hợp lý, bạn hoàn toàn có quyền cắt hợp đồng
Luật Nhà ở 2014 đã quy định, trong thời gian thuê nhà, bên thuê được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chủ nhà tăng giá bất hợp lý hoặc tăng giá mà không báo trước theo thỏa thuận trong hợp đồng; Không được sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của bên thứ ba.
Không đóng tiền nhà 3 tháng bạn sẽ phải rời đi
Cũng theo Luật Nhà ở trong năm 2014, chủ nhà được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi: Người thuê không trả tiền nhà từ ba tháng mà không có lý do chính đáng; Sử dụng nhà ở không đúng với mục đích; Tự ý cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; Làm mất trật tự và vệ sinh môi trường xung quanh…
Vậy nên bạn không nên nợ tiền thuê nhà quá 3 tháng, nếu có thể hãy thanh toán đúng hạn. Điều này sẽ giúp chủ nhà có cảm tình với bạn hơn, hỗ trợ bạn trong những lúc khó khăn.
Xem Thêm:
Kinh nghiệm khi đi thuê trọ để sinh viên không bị “ hớ”
Một kinh nghiệm khi đi thuê trọ nữa đó là nên chú ý tới giá điện, nước bởi đây là chi phí sinh hoạt hàng ngày của bạn. Theo quy định của Bộ Công Thương tại Quyết định 4495/QĐ-BCT, từ ngày 01/12/2017, giá bán lẻ điện sinh hoạt thường dao động từ 1.549 đồng/kWh – 2.701 đồng/kWh, tùy vào lượng tiêu thụ điện. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có rất nhiều chủ nhà trọ đã “thổi” giá điện hàng tháng lên với mức 3000 đồng – 4000 đồng/kWh.
Nếu bị thu tiền điện không đúng quy định, bạn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của chủ nhà đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi bạn đang thuê nhà hoặc Điện lực địa phương để cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về thuê phòng trọ cần những gì. Về cơ bản bạn sẽ không phải chuẩn bị những gì quá phức tạp, điều quan trọng là tìm được phòng trọ ưng ý và chủ trọ tốt. Chúc các bạn thành công.