Bình Thuận là một tỉnh thành có tiềm năng về phát triển ngành du lịch bởi những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú. Vậy tình hình thực trạng du lịch ở Bình Thuận trong thời gian qua ra sao? Và định hướng phát triển ngành du lịch ở Bình Thuận? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp rõ ràng.

Tình hình ngành du lịch ở Bình Thuận

Đầu tiên hãy cùng datnenlagi.net phân tích tình hình ngành du lịch ở Bình Thuận trong những năm qua. 

Doanh thu du lịch Bình Thuận bình quân tăng 18%/ năm

Xét về doanh thu ngành du tại tỉnh Bình Thuận trong những năm qua luôn được duy trì ở mức cao. Lượng khách du lịch được tăng ổn định và bình quân giai đoạn 2015 – 2020 tăng 10 – 12%/năm. 

  • Doanh thu du lịch tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2015 – 2020 tăng 18%/năm; đến năm 2020, thu hút 7 triệu lượt khách, đóng góp 10% GRDP của tỉnh. Cùng với chiến lược và các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn mới, ngành du lịch Bình Thuận tiếp tục thực hiện chiến lược và định hướng phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
  • Giữa giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Khu du lịch quốc gia này sẽ được tập trung phát triển chiều sâu và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan.

  • Đồng thời chú trọng chất lượng và hiệu quả, đa dạng về sản phẩm trên cơ sở khai thác cũng như phát huy các lợi thế về tài nguyên du lịch. Hướng đến tạo bước đột phá đưa Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, là một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2030.
  • Đây thực sự là động lực mới để du lịch Bình Thuận vươn lên xứng tầm khu du lịch quốc gia với mục tiêu đón 9 triệu lượt khách (trong đó có khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế), đạt tổng doanh thu 24.000 tỷ đồng vào năm 2025. 
  • Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né tiếp tục hướng tới cột mốc đón 14 triệu lượt khách (có 2,5 triệu lượt khách quốc tế) và đạt doanh thu từ du khách khoảng 50.000 tỷ đồng.

Bình Thuận được coi là điểm đến an toàn và hấp dẫn

Với doanh thu tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây, tỉnh Bình Thuận cũng đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hứa hẹn đây sẽ là điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch. Như các chuyên gia cũng nhận định Bình Thuận có thể được coi là điểm đến an toàn và hấp dẫn, trở thành trung tâm du lịch – thể thao biển, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ an toàn và mang tầm quốc tế.

  • Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh Bình Thuận ước đón khoảng 1.750.000 lượt khách (đạt 36,8% kế hoạch, tăng 1.13% so cùng kỳ 2020), doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 3.700 tỷ đồng. 
  • Trên địa bàn Bình Thuận có 387 dự án du lịch còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp 6.249 ha và tổng vốn đầu tư 69.845 tỷ đồng (trong đó có 22 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 11.230 tỷ đồng), hiện 187 dự án đã đi vào hoạt động.
  • Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, địa phương bắt đầu đón nhận những dòng đầu tư mới từ các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm trên lĩnh vực du lịch. Đó là các Tập đoàn FLC, Novaland, TMS, TTC… với tổng vốn đăng ký của mỗi dự án trên 10.000 tỷ đồng, quy mô từ 500 ha trở lên.

Xem Thêm:

Định hướng phát triển ngành du lịch mà tỉnh đã và đang làm

Để phát triển ngành du lịch, tỉnh Bình Thuận cũng có những chính sách riêng nhằm đưa ngành du lịch trở thành nguồn kinh tế mũi nhọn. Với những tiềm năng mà tỉnh Bình Thuận có thì việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch là việc cần thiết. Một số ngành du lịch đã và đang được chú trọng phát triển. 

  • Du lịch biển: Nhiều bãi biển đẹp như Mũi Né, Hòn Rơm, Rạng, Cổ Thạch, Kê Gà,… Ưu điểm của biển Bình Thuận đó là biển trong xanh, có thể nhìn thấy được rạn san hô, cát trắng, nắng vàng.
  • Du lịch nông nghiệp: Đây là loại hình mới đang được tỉnh chú trọng phát triển. Với khí hậu tốt thuận lợi cho ngành nông nghiệp, những vườn trái cây tại các huyện như: táo, nho và đặc biệt là thanh long. Tại Bình Thuận cũng nổi tiếng với thanh long khi đây là thủ phủ thanh long của cả nước.
  • Du lịch mạo hiểm: Hiện nay, du khách cũng rất đa dạng và có nhu cầu về thể thao mạo hiểm, ngoài ra thể thao mạo hiểm cũng là một ngành mang lại rất nhiều doanh thu cho tỉnh. Địa hình phong phú và điều kiện thời tiết xung quanh tương đối ổn định, Bình Thuận được coi là “ miền đất hứa” cho các hoạt động du lịch mạo hiểm như: đua xe mô tô trên đồi cát Bàu Trắng, lướt sóng trên biển Mũi Né, chiều xuống cao su vượt sông La Ngà. 
  • Du lịch sinh thái – văn hóa: tận dụng ưu điểm sở hữu những địa danh hoang sơ, hữu tình, kỳ lạ nhưng rất thu hút như: Núi Tà Cú, Hồ Núi Đất, suối Tiên,…, tỉnh cũng có những kế hoạch nâng cấp, phát triển thành những khu du lịch sinh thái. Không chỉ vậy, những địa điểm du lịch tại Bình Thuận cũng mang đậm tính văn hoá. 

Trên đây là Thực trạng du lịch ở Bình Thuận và những định hướng phát triển ngành du lịch mà tỉnh đang làm.