Có lẽ bạn cũng đã nghe nhiều về việc sinh viên đại học rớt môn và coi nó như một điều bình thường. Chính quan điểm và tâm lý này có thể làm ảnh hưởng rất xấu đến quá trình học đại học của bạn. Bài viết này tôi sẽ giải thích tại sao sinh viên năm nhất rớt môn nhiều đến như vậy.

Nguyên nhân sinh viên năm nhất rớt môn chiếm tới 90% đến từ đâu?

Thật ra thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rớt môn, ở đây chúng ta sẽ không bàn về nguyên nhân khách quan mà chỉ là những nguyên nhân chủ quan. Và cũng không có những lý do như lực học kém như hồi cấp 3 bởi thi vào được đại học thì tôi đánh giá bạn cũng là một người có lực học không tồi.

Tâm lý ngủ quên trong chiến thắng

Lý do đầu tiên và datnenlagi.net cũng nghĩ là lý do lớn nhất, rất nhiều sinh viên có tâm lý này bởi đỗ đại học mang một niềm tự hào rất lớn đối với bản thân, bạn bè, thầy cô. Và như tôi đã nói, các bạn sinh viên lúc này đang rất tự tin vào lực học của mình, đặc biệt là đối với những trường top đầu như: kinh tế quốc dân, đại học Bách Khoa, đại học Ngoại Thương,…

Thậm chí tâm lý này còn kéo đến lúc vào cuộc nhập học, rất nhiều bạn sinh viên vẫn chưa dứt được niềm vui đậu đại học và mang suy nghĩ đậu đại học là một điều to tát, hoàn thành được ước mơ mà không biết bây giờ cuộc đời mới bắt đầu.

Chưa quen với cách học trên đại học

Một nguyên nhân nữa liên quan đến cách học, các bạn đã quá quen với cách học thời học sinh: ngày ngày cắp sách đến trường, được thầy cô chỉ bảo tận tình. Tuy nhiên, khi lên đại học bạn cần hiểu được phương pháp học mới, điều bạn cần làm là hiểu bản chất của bài giảng và chắt lọc kiến thức để ôn thi. Hãy cố gắng chủ động tìm kiếm kiến thức từ những tài liệu trong thư viện, trên mạng,… Ngoài ra, các bạn cũng có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ những khóa sinh viên trước. 

Chưa thích ứng được với môi trường

Một phần của việc rớt môn của sinh viên năm nhất cũng có thể là chưa thích ứng được với môi trường. Học đại học không chỉ thay đổi vì hình thức học mà còn là môi trường sống và phải có thời gian làm quen lại từ đầu. Thêm vào đó, sinh viên năm nhất là các bạn đang trong độ tuổi nhạy cảm, xác định phương hướng tương lai còn đang gặp rất nhiều vấn đề như: mình thích gì, mình nên sống thế nào, mình có thể làm được gì,… 

Vậy nên bạn cần có thời gian để định hướng lại và làm quen hơn với cuộc sống hiện tại, vì trước sau gì mình cũng sẽ ở đây ít nhất 4 năm cơ mà. Hãy cố gắng tập cho bản thân thích ứng với môi trường mới này, bạn có thể nghỉ ngơi 1-2 ngày và đi đâu đó chơi, lúc đó bạn sẽ suy nghĩ thông thoáng hơn đó.

Mải chơi quá mức do lần đầu được xa nhà

Rất nhiều bạn sinh viên khi lên thành phố có những suy nghĩ xả hơi, muốn được chơi và khám phá. Thành phố lớn có rất nhiều thú vui, nhiều cám dỗ nên nếu bạn để bản thân mải chơi, buông thả quá mức thì sẽ rất khó để có thể quay lại việc học được. Điều này sẽ dẫn đến việc học bị cầm chừng, không hiệu quả rồi chính bạn cũng sẽ buông xuôi.

Không có kỷ luật đối với bản thân 

Để thời gian trôi đi một cách lãng phí khi lúc nào cũng cho mình cái suy nghĩ còn trẻ, còn nhiều thời gian và cơ hội. Cuộc sống xa nhà, không bị bó buộc chơi nhiều hơn học. Mới học năm nhất nhưng lại có tư tưởng thích độc lập ngay, muốn đi làm thêm, muốn kiếm tiền gây ảnh hưởng đến việc học tập. Ra ngoài xã hội bươn trải sớm lại thấy cuộc sống không được như màu hồng, thấy cuộc sống nhạt nhẽo.

Thêm vào đó, việc bạn không chấp nhận sự thay đổi của môi trường đại học hay ngại thay đổi. Phương pháp học tập khác hẳn với thời học phổ thông, việc thích ứng khó khăn, không đưa ra được phương pháp học tập hiệu quả mặc dù rất chăm chỉ và nỗ lực học tập nhưng rất nhiều bạn ngại thay đổi, hay thậm chí là sợ thay đổi.

Nếu rớt môn thì sinh viên năm nhất cần định hướng lại việc học

Thật ra thì sinh viên năm nhất rớt môn thì bạn sẽ còn thời gian để thay đổi tư duy, cách học kịp thời. Dưới đây là một số cách để bạn có thể bắt đầu một lộ trình học tốt hơn. 

Xem Thêm:

Cần học tập một cách nghiêm túc ngay từ năm nhất

Hãy cố gắng tập cho mình một lối suy nghĩ nghiêm túc về việc học cẩn thận từ năm nhất. Đừng học theo những bạn sinh viên có lối sống buông thả hay nghĩ rớt môn là chuyện bình thường. Bạn không chỉ làm tốn tiền bạc của cha mẹ mà còn là thời gian của chính mình đó. 

Nhìn chung thì cách qua môn đại học nếu bạn thấy kiến thức trên lớp quá khó nhai thì có thể học hỏi các sinh viên khoá trên, chăm chỉ tìm kiếm và học những tài liệu ở trên thư viện. 

Hãy sống năng động, học hiệu quả, học nhóm, tham gia câu lạc bộ,… giúp bản thân có cơ hội hoà nhập nhiều hơn, điều đó rất quan trọng trong môi trường tập thể, xã hội. 

Xem Thêm:

Chủ động sắp xếp thời gian đăng ký học

Việc kiếm tiền từ những công việc làm thêm khi lên đại học thật ra không có gì xấu, điều đó cũng thể hiện bạn có trách nhiệm muốn kiếm thêm tài chính cho gia đình. Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian vào công việc làm thêm có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của bạn.

Khi còn là sinh viên năm nhất, tôi nghĩ bạn không nên quá tập trung vào việc làm thêm nếu gia đình không quá khó khăn. Hãy cố gắng làm quen với môi trường, phương thức học đúng đắn, hiệu quả rồi kiếm việc làm vẫn chưa muộn. Đối với sinh viên, bạn hãy cố gắng tìm những công việc liên quan đến ngành học của mình. Công ty có thể nhỏ nhưng việc bạn có cơ hội được cọ xát với môi trường thực tế sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai.

Trên đây là những lí do tại sao sinh viên năm nhất rớt môn. Nhìn chung việc rớt môn của sinh viên năm nhất rất nhiều nhưng hãy cố gắng đưa được việc học trở về đúng quỹ đạo. Chúc các bạn thành công.