Có lẽ các bạn đã từng nghe câu “ tấc đất, tấc vàng”. Câu này ám chỉ tầm quan trọng của diện tích đất trong bất động sản. Vậy nên pháp luật có quy định rất rõ ràng về đo đạc địa chính và sự sai số cho phép bởi việc đo chính xác một khu đất khá khó. Bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn về sai số cho phép trong đo đạc địa chính. 

Sai số cho phép trong đo đạc đất đai theo quy định pháp luật

Như đã nói ở trên, pháp luật nhà nước có quy định về sự sai số cho phép trong đo đạc địa chính bởi khi đo diện tích đất không thể nào đúng 100% được. Mặc dù có sự cho phép nhưng để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu đất, cán bộ đo đạc địa chính là việc không gian dối thì pháp luật cũng có những quy định rõ ràng tránh việc muốn sai bao nhiêu thì sai.

Pháp luật quy định về sai số trong đo đạc địa chính được nêu chi tiết ở dưới đây:

  • Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.
  • Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).
  • Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
  • Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:
    • 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
    • 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
    • 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
    • 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
    • 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
    • 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000;
    • Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.
  • Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.
  • Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.
  • Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống”.

Khi sai số trong đo đạc địa chính xuất hiện thì phải làm gì?

Như tôi đã liệt kê ở trên, việc sai số trong đo đạc đất đai được quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải sai số thì sẽ phải làm gì. Đừng lo tùy từng trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau.

Nếu là sai số cho phép trong đo đạc địa chính

Tôi đã nói ở trên, việc sai số trong đo đạc địa chính sẽ được cho phép ở những trường hợp nhất định. Hãy đọc kĩ những điều luật ở trên để biết được những sai số mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Sau khi đo xong có số liệu diện tích đất của mình thì đối chiếu để biết sai số mà bạn phạm là bao nhiêu. Nếu như nằm trong khoảng cho phép thì hãy yên tâm cán bộ địa chính đã đo đúng. Diện tích đất sở hữu của bạn là diện tích mà bạn đo được.

Nếu là sai số không cho phép trong đo đạc địa chính

Tuy nhiên, nếu là sai số không cho phép thì sao? Theo điều 7 thông tư 25/2014/TT-BTNMT và xác định cán bộ địa chính đo sai diện tích, thì bạn nên làm đơn xin đo lại diện tích đất.

  • Sau khi đo lại, nếu đúng là diện tích, ranh giới đất thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn so với kết quả của cán bộ địa chính thì sẽ được cập nhật trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là diện tích thực tế.
  • Nếu kết quả đúng như cán bộ địa chính đã đo, dù sai với thực tế nhưng là sai số cho phép thì diện tích, ranh giới sẽ là kết quả ban đầu.

Ngoài ra nếu lỗi là do chủ sở hữu tài sản, người sử dụng đất thì lúc này bạn cần làm đơn đề nghị để được đính chính. 

Trên đây là tổng hợp những điều bạn cần biết về sai sót trong đo đạc địa chính. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể hiểu và nắm rõ được vấn đề này. Chúc các bạn thành công.