Bình Thuận sở hữu những điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích. Ngoài những thắng cảnh như biển Hòn Rơm, Rạng, suối Tiên, đồi cát thì Bình Thuận cũng rất nổi tiếng với những di tích cổ xưa, lâu đời. Dưới đây là những di tích lịch sử ở Bình Thuận mà bạn nên tham khảo.

Tháp Poshanu – một trong những di tích lịch sử ở Bình Thuận có kiến trúc độc đáo

Theo datnenlagi.net thu thập được, tháp Poshanu là một công trình kiến trúc cổ xưa của người Chăm. Đây là một di tích tượng trưng cho giá trị văn hoá, lịch sử và tín ngưỡng sâu sắc, lâu đời của người dân Bình Thuận.

Vị trí địa lí

Vị trí của tháp nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông Bắc.

Tổng quan về tháp Poshanu

Theo người dân địa phương, tháp Chăm Poshanu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 8 đầu thế kỷ thứ 9, mục đích của tháp là thờ thần Shiva. Đây là một công trình nghệ thuật được xây dựng theo lối kiến trúc Hòa Lai, lối kiến trúc cổ xưa của Chăm pa.

Hiện nay, tháp Poshanu là ngôi tháp Chăm duy nhất còn sót lại tại Bình Thuận. Tuy kích thước không lớn, nhưng ngôi tháp kết tinh được những tinh hoa của kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Với vẻ ngoài uy nghiêm, kỳ bí, ngôi tháp dường như rất lôi cuốn du khách đến khám phá, tìm hiểu.

Di tích lịch sử lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất – Chùa cổ Bình Thuận

Chùa cổ Bình Thuận hay còn gọi là Chùa Phật Quang, điểm đặc biệt của ngôi chùa này đó là nơi đây lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất vô nhị.

Vị trí địa lí

Chùa Phật Quang tọa lạc tại đường Trần Quang Khải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa có niên đại khoảng 320 năm, được xây từ thời Hậu Lê.

Tổng quan về chùa Phật Quang

Ngôi chùa cổ Phật Quang được xây dựng bởi Hòa thượng Thích Huệ Tánh, Trụ trì chùa. Theo lời kể của ông kể lại thì khi ông đang cùng các đệ tử quét dọn sân chùa, vô tình phát hiện ra một căn hầm. Các thầy trò vô cùng vui mừng khi trong đó là một báu vật vô giá – bộ Kinh Pháp Hoa. 

Bộ kinh pháp hoa tên đầy đủ là Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh với niên đại khoảng 3 thế kỷ, được sư Trụ trì bảo quản cẩn thận cùng nhiều lớp khóa để tránh bị mất cắp. 

Bộ kinh được khắc ngược bằng chữ Hán trên 118 tấm ván gồm 110 tấm khắc, tổng cộng 6 vạn chữ, 8 tấm khắc tranh về cuộc đời của Đức Phật. Vật liệu được sử dụng là gỗ thị đỏ với tiêu chí bền và tác dụng xua đổi côn trùng, rắn rết. Mỗi tấm khắc dài 68 cm, rộng 26 cm, dày 26 mm.

Tác phẩm do ba thiền sư người Hoa là Khất sỹ Minh Dung, Thiệt Huệ (hiệu Khánh Tài), Thiệt Sát (hiệu Báo Hương) và 18 Phật tử khắc trong 28 năm từ (1706-1734). Một trong những tấm mộc bản phần cuối của bộ Kinh ghi lại những điều này. Ngày nay, nét khắc trên những mộc bản vẫn còn sắc sảo và rõ nét.

Hiện nay, rất nhiều du khách đến chùa Phật Quang để có thể tận mắt chiêm ngưỡng tác phẩm có 1 0 2 này.

Mũi Né cùng những di tích xưa

Mũi Né không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng tại Phan Thiết mà còn sở hữu một bề dày lịch sử rất ấn tượng. Từ đó cũng đi kèm theo những di tích lịch sử tại đây.

Đình làng Khánh Thiện

Những người đầu tiên đến Mũi Né đã không quên xây dựng  đình làng… Trong kháng chiến chống Pháp, đình  làng đã bị  giở đi. Một thời gian sau,  một người giàu có trong vùng đã hiến đất xây dựng đình ở địa điểm hiện tại. Năm 1958, được đại tu lấy tên chữ là Khánh Thiện.

Đình làng Khánh Thiện vừa cổ kính vừa hiện đại… So với các đình làng cổ,  đình Khánh Thiện được xây dựng sau, nên ít họa tiết và trang trí hoa văn. Cột cây và cửa  đình được làm bằng gỗ. Tường làm bằng gạch vữa, có quét vôi, lợp ngói âm dương. Cụ Lê Hồng Anh, cao niên ở Mũi Né, kể: “Đình Khánh Thiện xây dựng lại năm nào không rõ, chỉ biết 1958 là năm trùng tu. Thợ là người ở đây. Hồi trước mấy ổng lấy dây tơ hồng với cây lưỡi long đốt đi, sau đó trộn với vôi để xây dựng”.

Đình làng Thạch Long

Ở Mũi Né còn có một ngôi đình khác là Thạch Long. Ban đầu, Thạch Long là một ấp nhỏ thuộc làng Khánh Thiện, sau khi dân  đông lên, Thạch Long được tách ra thành một làng riêng.  Theo nhiều tài liệu, đình làng Thạch Long có hơn 200 năm nay.

Đình Thạch Long hiện còn giữ nhiều sắc phong do các vua Nguyễn ban tặng. Đó là những di vật có giá trị về mặt lịch sử, chứng minh về sự hình thành lâu đời của đơn vị hành chính “làng” trên vùng đất này. Trải qua nhiều thế hệ, các sắc phong vẫn được  người dân gìn giữ. Qua đó, người đời sau biết thêm về quá khứ, quý trọng những gì mà cha ông  đã dày công bồi đắp cho con cháu hôm nay.

Xem Thêm: 

Lầu Ông Hoàng – Di tích lịch sử ở Phan Thiết cùng những câu chuyện đầy bí ẩn

Trong một vài lời đồn đại xưa nay, người ta cứ nghĩ rằng Lầu Ông Hoàng là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại thường nghỉ mát lúc bấy giờ. Nhưng ít ai ngờ địa danh ấy lại gắn liền với một vị Công Tước người Pháp De Montpensier.

Vị trí địa lý

Lầu Ông Hoàng được khởi công xây dựng vào ngày 21/2/1911 với diện tích 536m2, nằm trên đỉnh đồi Bà Nài, cách Tháp Chàm Poshanu khoảng 100m về hướng Nam.

Xem Thêm:

Tổng quan về lầu Ông Hoàng

Công trình này được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp với móng nền được đúc bằng đá hộc xanh, nền cao tới hai thước, lót gạch bông sáng bóng. Phía trên nóc biệt thự là những phiến đá màu xanh, khiến bên trong luôn mát lạnh dù thời tiết bên ngoài có nóng nực đến cỡ nào.Phía trước biệt thự, người ta phải tròn mắt ngạc nhiên bởi một khoảng sân rộng với nhiều loại hoa, cây cảnh, thêm các cây che bóng mát và ghế đá ngồi trò chuyện, nghỉ ngơi.

Một công trình tuyệt đẹp được xem là một trong những biệt thự hiện đại nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên đến tháng 07 năm 1017, ông Hoàng De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Về sau, nó được vua Bảo Đại mua lại làm nơi nghỉ mát. 

Ngoài ra, lầu Ông Hoàng còn gắn với một câu chuyện tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Theo lời bà Mộng Cầm sau này kể lại, một ngày mùa hè, Hàn Mặc Tử vào Phan Thiết thăm bà và Mộng Cầm đã đưa ông tới Lầu Ông Hoàng nhưng đáng tiếc thay đây lại là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai người.  Hàn Mặc Tử quay lại Huế, rồi vào Quy Nhơn và điều trị bệnh phong ở Tuy Hòa cho đến khi mất.

Vậy nên khi người ta nhắc tới câu chuyện tình xưa, họ lại nhớ về Lầu Ông Hoàng. Dường như nơi ấy cũng trở thành một niềm khắc khoải để tận mãi sau này, mỗi lúc nhớ về, người thi ấy trong những cơn đau bệnh cuối đời phải thốt lên:

“Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang.

Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết

Ôi trời ôi! là Phan Thiết Phan Thiết

Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”

Có thể nói những kỷ niệm mà ông để lại, những vần thơ mà người thi sĩ viết nên mới khiến Lâu Ông Hoàng đi sâu vào tiềm thức của bao người bởi một câu chuyện tình đẹp nhưng đầy trắc trở.

Trên đây là những di tích lịch sử ở Bình Thuận rất nổi tiếng mà bạn nên đến khi đi du lịch tại đây.