Ngoại tình luôn là một vấn đề gây nhức nhối tại Việt Nam, đặc biệt trong thời gian gần đây tình trạng này đang ngày càng gia tăng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cuộc hôn nhân tan vỡ. Vậy khi vợ hoặc chồng ngoại tình có được đơn phương ly hôn không?

Khi một người ngoại tình đòi ly hôn, một người không đồng ý có ly hôn được không?

Trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên giải quyết theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình, theo đó hành vi ngoại tình của người vợ hoặc người chồng đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích chung của hôn nhân không đạt được. Bên có yêu ly hôn đơn phương cần thực hiện những việc sau:

  • Thứ nhất, bên có yêu cầu ly hôn gửi hồ sơ ly hôn đơn phương đến tòa án nhân cấp huyện nơi vợ/chồng (bị đơn) có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi làm việc để giải quyết. Trong thời hạn 5 ngày làm việc Tòa án xem xét có thụ lý đơn hay không, nếu hồ sơ hợp lệ thì nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí. Tòa án ra quyết định thụ lý đơn từ khi nguyên đơn nộp biên lai đã tạm đóng tiền tạm ứng án phí.

  • Thứ hai, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày làm việc đương sự không thay đổi ý kiến thì tòa án quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Nếu hòa giải không thành thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải không thành sau đó quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Thứ ba, sau khi nhận được giấy triệu tập của tòa án các bên phải có mặt tại phiên tòa nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Những trường hợp không được ly hôn đơn phương là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, pháp luật hạn chế quyền yêu cầu ly của người chồng trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đây là quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng là phụ nữ đang mang thai, trẻ em. Khi hết thời gian nêu trên người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.

Thủ tục đơn phương ly hôn nhanh nhất mới được cập nhật

Dưới đây datnenlagi.net xin chia sẻ trình tự thủ tục đơn phương ly hôn đúng theo pháp luật nhất mà các bạn nên nắm rõ.

Nộp đơn khởi kiện ly hôn

Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc. Nếu vợ/ chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thông báo thụ lý giải quyết

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ, tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn. 

Xem Thêm:

Nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án

Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/ huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án (Nếu tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).

Thụ lý tiến hành giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung

Toà án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án. 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “ Ngoại tình có được đơn phương ly hôn không?”. Qua những điều trên, tôi có thể kết luận lại người ngoại tình sẽ không được đơn phương ly hôn.