Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng thu hút được nhiều sự đầu tư, bởi lẽ do nhu cầu ăn uống của người dân ngày càng tăng cao. Việc kinh doanh quán ăn nhỏ lại ít rủi ro hơn so với việc kinh doanh nhà hàng hay các quán ăn lớn vì tiền vốn bỏ ra ít, khả năng lưu động cao và dễ thu lãi sớm. Bài viết dưới đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng ăn uống mà bạn nên đọc.

Chuẩn bị vốn mở quán ăn

Bạn cần phải tính toán nguồn vốn cẩn thận, đặc biệt đối với những người lần đầu kinh doanh quán ăn. Việc lập một bản kế hoạch tài chính cần thận sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt và hạn chế được các yếu tố bất ngờ đến chi phí.

Tùy vào quy mô quán ăn mà bạn chuẩn bị số vốn ban đầu để đáp ứng đầy đủ hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị vốn cho tiền thuê mặt bằng, chi phí trang trí quán ăn, thuê nhân viên, mua nguyên vật liệu,…

Ngoài ra, bạn cần dự trù một khoản phí riêng để tạo sự chủ động trong khoảng thời gian ban đầu khi việc kinh doanh của quán chưa thể đi vào ổn định; vừa để thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi vừa có thể duy trì hoạt động của quán.

Trau dồi, nâng cao tay nghề nấu nướng

Bạn sẽ mất một thời gian tương đối dài khi lên kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ cho đến lúc đi vào hoạt động.

Trong thời gian chuẩn bị, bạn nên dành 2/3 thời gian để nâng cao tay nghề nấu nướng, trau dồi kiến thức và kỹ năng về nấu ăn, kinh doanh. Đây là yếu tố cốt lõi cần phải có, giúp tránh được thất bại khi kinh doanh.

Bên cạnh năng khiếu cá nhân, bạn nên tham gia vào các lớp học nấu ăn để có thể nấu thêm nhiều món ngon hấp dẫn, đa dạng phong cách ẩm thực và thu hút sự chú ý của thực khách.

Song song đó, bạn cần học thêm kiến thức kinh doanh quán ăn, quản lý công việc, nhân viên, xoay sở nguồn vốn và phát triển thương hiệu để quán ăn ngày càng ăn nên làm ra.

Lựa chọn địa điểm mở quán 

Kinh doanh quy mô nhỏ không có nghĩa là vị trí bạn lựa chọn ở đâu cũng được, ít tiền là được. Tuy nhiên, điều ưu tiên hàng đầu vẫn là việc quán của bạn phải nằm ở vị trí thuận tiện, không quá khó tìm để khách hàng có thể dễ dàng lui tới. Xác định rõ mình bán món gì, ước lượng số bàn phục vụ, công suất phục vụ tối đa là bao nhiêu khách để tìm kiếm diện tích phù hợp. Nếu mặt bằng rộng nhưng không biết tận dụng hoặc hoạt động không hết công suất sẽ lãng phí cũng như tạo cảm giác trống, không gian loãng. Ngược lại, trong không gian quá hẹp, không biết cách thức bày trí, sắp xếp lại vô tình trở thành điểm trừ khi khách hàng ghé quán của bạn.

Thiết kế và trang trí quán ăn

Không gian và thiết kế quán quyết định trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng tại một quán ăn. Một quán ăn nhỏ có thiết kế đẹp mắt hay độc đáo đương nhiên sẽ thu hút khách hàng hơn so với một quán ăn thông thường. Với lý do đó, chủ kinh doanh nên thiết kế quán ưa nhìn và trang trí đẹp mắt để gây tượng mạnh trong mắt khách hàng.

Ngoài ra, hãy xác định loại hình kinh doanh và khách hàng mục tiêu trước khi ra quyết định thiết kế và trang trí quán. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có nhu cầu và sở thích khác nhau. Nếu bạn kinh doanh quán ăn vặt nhỏ; đối tượng chính là người trẻ, học sinh, sinh viên thì không gian nhất định phải tươi vui, năng động, thú vị.

Ngược lại nếu đối tượng khách hàng của quán ăn là người lớn, trung niên thì nên trang trí thanh lịch, hiện đại, không quá lòe loẹt để không bị khách hàng đánh giá thấp.

Thêm vào đó, dù là diện tích quán ăn nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo phân chia đủ khu vực chế biến thức ăn, khu vực phục vụ cho khách. Một không gian hỗn tạp sẽ làm khách hàng cực kỳ không thoải mái và chắc chắn không quay lại lần sau.

Vấn đề thị hiếu khách hàng thôi vẫn chưa đủ; cần thật sự quan tâm đến chi phí thiết kế quán. Bạn nên phân bổ chi phí hợp lý và có khoản tài chính dự phòng tránh trường hợp phát sinh gây thiếu hụt. Chi phí thiết kế quán ăn nhỏ nên vừa phải, không nên đầu tư quá nhiều gây lãng phí và không đủ vốn để vận hành các hoạt động khác khi kinh doanh quán ăn nhỏ.

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng

Hầu hết các cửa hàng nhỏ sẽ không đủ vốn để nhập hàng dự trữ và cũng khó có diện tích làm kho chứa hàng. Vì vậy vấn đề tìm nguồn hàng là rất quan trọng. Kinh nghiệm mở quán ăn cho bạn đó là nên tìm các nguồn hàng có giá thành rẻ, nhưng bạn cần phải có kinh nghiệm chọn hàng để không bị mua phải hàng kém chất lượng.

Bạn cũng có thể nhập thẳng ở những đơn vị chăn nuôi, trồng trọt để được lấy hàng giá gốc và điều đó cũng đảm bảo chất lượng của sản phẩm hơn. Thương lượng giá sản phẩm nhập hàng điều đó quyết định đến lợi nhuận của cửa hàng.

Mở quán ăn cần những giấy tờ gì?

Dù là kinh doanh quán ăn nhỏ thì bạn vẫn cần xin cấp giấy phép kinh doanh để đảm bảo hợp pháp. Bên cạnh đó, trước khi quán đi vào hoạt động, bạn phải chuẩn bị thêm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra còn có một số giấy phép khác như giấy kinh doanh bán lẻ rượu bia, nếu quán bạn có phục vụ kinh doanh ăn uống nhỏ.

Tốt nhất bạn nên chuẩn bị đủ hết các loại giấy tờ cần thiết, tránh xảy ra những rắc rối không đáng có về sau. Vì nếu không có giấy tờ, bạn có thể bị phạt hành chính, bị tạm ngừng kinh doanh, gây ảnh hưởng đến doanh thu. Đây là điều quan trọng mà bạn nên lưu ý khi tìm hiểu về cách mở quán ăn.

Trên đây là 6 kinh nghiệm mở cửa hàng ăn uống mà bạn nên quan tâm nếu có ý định kinh doanh. Hy vọng những kiến thức trên có thể giúp được bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.