Tại tỉnh Bình Thuận, lễ hội Katê của đồng bào Chăm là lễ hội dân gian đặc sắc nhất và có truyền thống lâu đời. Vậy lễ hội Katê ở Bình Thuận có gì thú vị? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lễ hội này.

Những điều bạn cần biết về lễ hội Katê

datnenlagi.net sẽ giúp các bạn biết thêm về những thông tin cơ bản xoay quanh lễ hội Katê ở Bình Thuận như: khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa đằng sau lễ hội.

Lễ hội Katê ở Bình Thuận là gì?

Theo tín ngưỡng địa phương, Lễ hội Katê là lễ tạ ơn các bậc thần linh đã có công phù hộ cho dân tộc Chăm, đem lại sự an bình và thịnh vượng cho họ.

Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm của lễ hội Katê chỉ là lễ tế 3 vị thần: Po Klaung Garai và Po Romé qua biểu tượng Mukhalinga ( tượng thần Siva có tạo hình mặt 2 vị vua) và nữ thần Po Nagar (qua biểu tượng của bà Bhagavati, vợ thần Siva).

Trong lễ tế 3 vị thần sẽ qua các phần nghi lễ cố định như: lễ rước y phục, tắm rửa và mặc trang phục cho tượng thần và dâng lễ vật cho 3 vị thần. Nhân dịp này người ta cũng không quên tưởng nhớ đến những vị thần khác.

Nguồn gốc của lễ hội Katê

Trước năm 1965, Katê chỉ là lễ tục trên đền tháp và có sự hiện diện của một số tín đồ người Chăm Ahier, rất là thưa thớt, không có mặt các khán giả. Vì theo phong tục, dâng hiến lễ vật cho thần linh trong ngày Katê trên đền tháp không phải là sự bó buộc.

Tuy nhiên vào năm 1965, quận trưởng quận An Phước, ông Dương Tấn Sở đã đề nghị với các chức sắc Ahier cho phép đưa phần văn nghệ vào lễ tục Katê để chào đón phái đoàn Việt Nam viếng thăm dân tộc Chăm. Kể từ đó, lễ hội Katê được hình thành và ngày càng phong phú, phát triển cho đến bây giờ.

Xem Thêm:

Ý nghĩa của lễ hội Katê

Lễ hội Katê ở Bình Thuận của người Chăm mang ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần như Ppo Klaung Girai, Ppo Rome,… và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, cầu mong cho sự hợp lứa đôi, sự sinh nở của con người và vạn vật. Ngoài ra, đây cũng là dịp để đồng bào người Chăm từ khắp mọi miền tổ quốc trở về quê cha, đất tổ đoàn tụ cùng gia đình, bạn bè.

Lễ hội Katê được tổ chức vào ngày nào?

Thời điểm mà người Chăm tổ chức lễ hội Katê ở Bình Thuận hằng năm đó là vào ngày 1/7 Chăm lịch – thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là một lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều văn hoá nghệ thuật truyền thống đặc sắc.

Những hoạt động diễn ra trong lễ hội Katê ở Bình Thuận

Vậy lễ hội Katê được tổ chức như thế nào? Các hoạt động mà người dân và khách du lịch làm sẽ là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu cho tiết ngay sau đây. Thông thường, lễ hội Katê có 2 phần: Phần lễ và phần hội. 

Phần lễ 

Mở đầu cho phần lễ là một nghi thức quan trọng, lễ nghi, thỉnh và rước y trang nữ thần Po Sah Inư từ sân lễ đến tháp chính. Dưới sự điều hành của các chức sắc tôn giáo đạo Bàlamôn và Bàni, lễ rước y trang của nữ thần diễn ra nghiêm trang và không kém phần đặc sắc.

Sau nghi thức rước y trang là những nghi thức truyền thống như: mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga – Yoni, lễ mặc trang phục và cúng mừng Katê trước tháp chính,…

Phần hội

Tiếp theo đó là phần hội diễn ra rất sôi nổi với các hội thi và trò chơi dân gian như: thi trưng bày, thi dệt thổ cẩm, trang trí lễ vật, làm bánh gừng, đội nước vượt chướng ngại vật, thổi kèn Saranai,…

Lễ hội Katê ở Bình Thuận của đồng bào Chăm thường được tổ chức trong khoảng không gian lớn, bắt đầu từ các đền, tháp đến làng, dòng họ và cuối cùng là gia đình. Hiện nay, để tạo thêm nhiều sân chơi cho bà con và du khách, các địa phương và Trung tâm trưng bày văn hoá Chăm Bình Thuận tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ như: triển lãm, trưng bày các hiện vật gốc có giá trị văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào Chăm; thi hoà tấu nhạc cụ dân tộc, thi viết chữ Chăm truyền thống.

Xem Thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin về lễ hội Katê của đồng bào người Chăm tại tỉnh Bình Thuận. Hy vọng qua những kiến thức trên bạn đã nắm được văn hoá của lễ hội đặc sắc, truyền thông cực kỳ thú vị của người Chăm này.