Kinh doanh nhà nghỉ là một trong những hình thức phổ biến. Mặc dù vậy, mô hình kinh doanh này cũng được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng do nguồn vốn bỏ ra ít hơn so với mô hình homestay, khách sạn,… Bởi vậy, đây là mô hình có tính cạnh tranh rất cao. Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia hình thức kinh doanh này.
Xác định mô hình kinh doanh nhà nghỉ
Đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào, đặc biệt là kinh doanh về cơ sở lưu trú bạn phải luôn xác định được mục tiêu của mình. Hãy xác định xem mình quyết định chọn loại hình nào, quy mô ra sao, khách hàng nhắm đến là ai, địa điểm ở đâu,… Đây là kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ đầu tiên.
Để có thể trả lời được những câu hỏi trên hãy phân tích và đặt mình vào vị trí khách hàng, nghiên cứu và thăm dò xem nhu cầu họ muốn đối với nhà nghỉ là gì? Hoặc từ chính bạn: nhà nghỉ như thế nào sẽ làm bạn hài lòng nhất?
Những thông tin trên bạn có thể tìm kiếm qua mạng internet hoặc từ những chia sẻ của các chủ nhà nghỉ có kinh nghiệm. Tổng kết lại, một số thông tin mà bạn nên thu thập đó là: vị trí, nhu cầu khách hàng,…
Tạo những điểm khác biệt, nổi bật cho nhà nghỉ
Mặc dù bản chất của kinh doanh nhà nghỉ là bình dân chủ yếu phục vụ một nơi lưu trú thoải mái cho khách hàng. Nhưng theo kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ mà tôi rút ra được đó là để cạnh tranh trên thị trường thì bạn nên có điểm riêng biệt và nổi bật thì mới thu hút được khách hàng.
Bạn có thể tạo sự khác biệt bằng những cách như là: thiết kế khác biệt, bữa sáng miễn phí, khu sinh hoạt chung cho khách tới lưu trú hay những dịch vụ mà bạn có thể tự nghĩ ra.
Kiểm soát nguồn chi phí kinh doanh nhà nghỉ
Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ thứ ba đó là bạn cần kiểm soát được nguồn chi phí. Để có thể kiểm soát được bạn cần phải biết kinh doanh nhà nghỉ sẽ cần có những chi phí gì? Một số chi phí đó là:
- Xây dựng nhà nghỉ
- Tiền mua/thuê mặt bằng
- Thiết kế không gian nội thất nhà nghỉ
- Các đồ dùng nội thất: giường, tủ, bàn ghế,..
- Tiền duy trì hoạt động: điện, nước, bảo dưỡng,..
- Tiền lương nhân viên ( có thể có)
Hãy kiểm soát những nguồn chi phí này thì bạn sẽ có thể tối ưu được lợi nhuận mang lại rất nhiều. Hay chí ít thì cũng không để chi phí vượt quá tầm kiểm soát.
Tham gia các diễn đàn, hội nhóm kinh doanh nhà nghỉ
Kinh doanh luôn quan trọng nhất là chữ tín, đây là kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ đóng góp phần lớn cho sự thành công của bạn. Và cách để bạn gia tăng độ uy tín cùng mang về danh tiếng tích cực đó là tham gia các mạng kết nối với các chủ nhà nghỉ khác.
Qua việc tham gia các hội nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội bạn sẽ được học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn. Và bạn cũng sẽ khẳng định với khách hàng rằng bạn sẽ cam kết thực hiện đúng các tiêu chuẩn trong cung cấp dịch vụ cơ sở lưu trú.
Nâng cao những trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng
Thành công lớn nhất đối với nhà đầu tư chọn hình thức dịch vụ cơ sở lưu trú nằm ở kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ này. Và kinh nghiệm đó là bạn phải tập trung vào chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Để đảm bảo được yếu tố này, bạn cần xây dựng một hệ thống phục vụ khách hàng thực sự hoàn hảo từ việc nhận booking đến cung cấp đồ ăn, phục vụ phòng,… sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.
Đối với hình thức kinh doanh nhà nghỉ, tuy nguồn vốn nhỏ nhưng bạn cũng nên có một số dịch vụ bổ sung như: cửa hàng đồ uống, quán cafe hay cho khách hàng tổ chức các hoạt động như tiệc nướng bbq,… Đây là những mô hình không cần vốn lớn mà vẫn rất hiệu quả.
Đào tạo kinh nghiệm cho các nhân viên
Việc đào tạo nhân viên luôn là điều tiên quyết dẫn đến thành công của tất cả loại hình kinh doanh đặc biệt là cung cấp dịch vụ cơ sở lưu trú. Mặc dù nhà nghỉ là loại hình quy mô nhỏ nên có thể không cần nhân viên.
Nhưng theo tôi cùng các chủ đầu tư có kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khác, để kinh doanh nhà nghỉ mang lại lợi nhuận bạn nên có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Trên đây là 6 kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ mà các chủ nhà nghỉ nên quan tâm. Hy vọng qua những kiến thức trên bạn đã có thể có ý tưởng để phát triển mô hình nhà nghỉ của mình.