Hải sản luôn là mặt hàng “ hot ” bởi lợi nhuận hấp dẫn. Bởi vậy nên rất nhiều người nhảy vào loại hình này tạo nên sự cạnh tranh rất cao. Để hỗ trợ những ai muốn tham gia kinh doanh loại hình này, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hải sản đã đem lại cho tôi lợi nhuận rất lớn trong bài viết dưới đây.

Xác định được mục tiêu và địa điểm kinh doanh

Như người xưa hay có câu: “ Buôn có chợ, bán có phường”, một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn đó là địa điểm và thị trường mục tiêu. Cho dù bạn có đầu tư đến đâu đi chăng nữa một vị trí xấu sẽ làm mọi chiến lược của bạn đổ sông, đổ biển.

Với kinh nghiệm kinh doanh hải sản này, bạn cần xác định được mục tiêu khách hàng bạn nhắm tới rồi từ đó sẽ đưa ra được địa điểm kinh doanh. Theo tôi, địa điểm nên là những nơi tập trung đông dân cư như: khu du lịch, ven biển, khu đô thị, những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, nơi có nhiều tiện ích, dịch vụ,…

Bên cạnh đó, bạn cần phải chú ý đến lượng người tiêu dùng mặt hàng có tương thích với kinh phí thuê mặt bằng hay không? Ngoài ra, hình thức kinh doanh online sẽ đem lại cho bạn lượng khách rất lớn, bạn nên kết hợp thêm.

Thấu hiểu thị hiếu người tiêu dùng

Khâu cực kỳ quan trọng trong kinh doanh hải sản bởi khách hàng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của bạn. Với kinh nghiệm kinh doanh hải sản của tôi đó là bạn không nên ham rẻ mà nhập và bán sản phẩm đã chết, kém chất lượng.

Hải sản là mặt hàng cần được bán trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon của chúng. Nếu bạn nhập sản phẩm kém chất lượng bạn sẽ không thể bán được hàng từ đó gây nên tình trạng tồn đọng, thua lỗ là điều hiển nhiên.

Để khắc phục vấn đề này, bạn cần tìm hiểu xem khách gần khu vực kinh doanh của bạn có nhu cầu như nào? Bạn có thể xác định nhu cầu của họ bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Đối tượng khách hàng là ai?
  • Khách hàng có xu hướng chọn mua sản phẩm nào? Khung giờ họ mua?
  • Điều kiện kinh tế của họ ra sao?
  • Quanh khu vực kinh doanh của bạn có đối thủ cạnh tranh không?
  • Đánh giá về đối thủ đó, ưu và nhược điểm của họ.

Bằng cách trả lời những câu hỏi trên, bạn sẽ biết được nguồn hàng mình cần là gì? Và cũng đưa ra được mức giá hợp lý tránh việc bị mua hớ, kém chất lượng khiến uy tín cửa hàng bị giảm, khó để phát triển lâu dài.

Chọn nguồn hải sản kinh doanh phù hợp

Khi đã biết được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, bạn sẽ nhập hàng theo đó. Việc của bạn lúc này đó là tìm được nguồn cung hải sản phù hợp. Bạn nên tham khảo nhiều nguồn cung khác nhau để lựa chọn được nguồn cung có giá tốt, đảm bảo chất lượng hải sản tươi ngon.

Để đáp ứng được hai yêu cầu trên bạn nên nhập hàng ở nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng. Tránh việc lấy hải sản qua trung gian sẽ không đảm bảo được độ tươi mà giá cả lại cao.

Địa điểm nhập hải sản

Đối với miền Bắc, khi mở cửa hàng kinh doanh hải sản, bạn nên nhập hàng ở một số địa điểm là: Cát Bà, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Cửa Lò,…

Đối với miền Nam, bạn có thể nhập hàng ở một địa điểm là Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Thuận,…

Với những địa điểm này, hải sản không chỉ tươi ngon vì được đánh bắt và vận chuyển trong ngày mà còn đảm bảo giá tốt. Tuy nhiên, trước khi chốt địa điểm lấy hàng, bạn nên đến tận nơi để xem quy trình nuôi trồng và tham khảo nhiều nơi rồi hãy quyết định nhé.

Một số mẹo chọn hải sản hiệu quả

  • Đối với tôm: Bạn nên chọn loại còn sống, vỏ cứng cáp, săn chắc, màu không bị đục. Đặc biệt những con tôm có đầu dính càng chặt vào thân sẽ càng khoẻ, khi chế biến sẽ cực kỳ tươi ngon.
  • Đối với cua ghẹ: Đối với sản phẩm này bạn nên chọn những con chắc thịt thay vì kích cỡ lớn. Bấm nhẹ vào thân và mai không mềm thì lấy, những con càng to chứng tỏ còn tươi và rất khoẻ.
Cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa như thế nào?
  • Đối với mực: Những con mực bản to, mình dày và còn nguyên túi mực thì càng chắc thịt và ngon. 
  • Đối với: Những con nào bơi nhanh, khoẻ thì chứng tỏ còn rất tươi, thịt chắc khi chế biến sẽ cực kỳ tuyệt vời.

Cách bảo quản hải sản tươi sống tốt

Theo kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống, việc bảo quản cần được chú trọng làm kỹ càng để khi sản phẩm trao đến tay khách hàng có chất lượng tốt nhất. 

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, nếu khách hàng muốn mua hải sản còn đang bơi thì bạn có thể bảo quản bằng bể và có sục khí. Còn nếu chỉ cần đảm bảo chất lượng thì bạn có thể sử dụng phương pháp cấp đông.

 

Ngoài ra, trưng bày hải sản tại địa điểm kinh doanh cũng cần được đầu tư chuyên nghiệp, khu vực cần sạch sẽ và bắt mắt để thu hút khách hàng. Các loại hải sản nên được chia ra rõ ràng đi kèm với giá bán rõ ràng để khách hàng thoải mái lựa chọn.

Ngoài ra, bạn nên theo dõi kĩ nếu phát hiện có con chết thì nên loại ra ngay và báo lại với nguồn cung, tránh trường hợp bán nhầm cho khách gây hiểu lầm mất uy tín không đáng có.

Trên đây là tổng hợp 4 kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống mà đã đem lại cho tôi 200% lợi nhuận mỗi tháng tính từ đầu năm. Bạn hãy thử áp dụng biết đâu có thể cải thiện được cho cơ sở kinh doanh của mình.