Trong thị trường bất động sản Việt Nam, đất nền luôn là phân khúc hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư săn đón. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm lại không chú ý đến tính pháp lý của dự án. Việc này rất nguy hiểm bởi nếu pháp lý có vấn đề thì trường hợp tiền mất, tật mang là điều thường xuyên xảy ra. Nhận thấy vấn đề này, chúng tôi sẽ chia sẻ các bước để bạn kiểm tra tính pháp lý của dự án đất nền.
Vì sao cần kiểm tra pháp lý của dự án đất nền?
Hiện nay, vì đây là phân khúc hấp dẫn các nhà đầu tư nên rất nhiều cá nhân và tổ chức đã lợi dụng để thực hiện các dự án ma, nhằm chiếm đoạt tài sản lên tới hàng tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đất nền cũng là một phân khúc khá “nguy hiểm” với nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người mua. Vậy nên việc bạn trang bị thêm những kiến thức về quy trình kiểm tra hồ sơ, pháp lý đất nền trước khi mua là điều hoàn toàn cần thiết.
Pháp lý dự án đất nền đầy đủ sẽ bao gồm những gì?
Muốn biết cách kiểm tra tính pháp lý của dự án đất nền, điều đầu tiên bạn cần biết đó là một bộ hồ sơ pháp lý của dự án đất nền hoàn chỉnh cần những loại giấy tờ gì.
- Quyết định phê duyệt kế hoạch chi tiết 1/500 của cơ quan có thẩm quyền.
- Sổ đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất, quyết định có phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giao đất của cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định Luật Đầu Tư 2014. Nếu dự án có tổng vốn đầu tư hạ tầng trên 15 tỷ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp công văn chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Quyết định giao đất
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy phép xây dựng
Các bạn cần phải kiểm tra thật cẩn thận những loại giấy tờ trên và một số văn bản liên quan khác. Nếu thiếu bất kỳ loại giấy tờ pháp lý nào thì hãy thật cẩn thận và cân nhắc trước khi mua.
Xem Thêm:
- Khi đo đạc địa chính liệu sai số có được chấp thuận không?
- Nếu bạn đang quan tâm đến đất nằm trong lộ giới thì đừng bỏ qua bài viết này
Căn cứ để kiểm tra tính pháp lý của dự án đất nền
Sau khi đã kiểm tra giấy tờ pháp lý của dự án đất nền. Hãy tìm hiểu thêm về các khung pháp lý mà nhà nước đã quy định cho thị trường bất động sản Việt Nam. Cụ thể điều của bất động sản đưa vào kinh doanh được quy định tại Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản như sau.
- Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
- c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
- c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Điều 40 Luật này cũng có quy định về Quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
- Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng.
- Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra.
- Có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm nhận bàn giao đất từ bên chuyển nhượng.
- Các quyền khác trong hợp đồng.
Với những căn cứ pháp lý cơ bản trên, bạn cũng đã có thể đủ thông tin để hỗ trợ cho quá trình kiểm tra pháp lý dự án đất nền. Thông tin chi tiết hơn các bạn có thể tìm hiểu thêm trong Luật kinh doanh bất động sản, Luật đất đai hay nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.
Hướng dẫn các bước để kiểm tra tính pháp lý của dự án đất nền
Và để kiểm tra tính pháp lý của dự án đất nền thì các bạn hãy làm theo 6 bước dưới đây.
Bước 1: Kiểm tra các giấy tờ liên quan: giấy chứng nhận đầu tư dự án của chủ đầu tư; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; quyết định giao đất; thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt;….
Bước 2: Đọc và kiểm tra văn bản nghiệm thu về việc hoàn thành cơ sở hạ tầng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc nghiệm thu cần xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của địa phương, nơi bán dự án đó.
Bước 3: Hỏi và kiểm tra văn bản nghiệm thu về việc hoàn thành cơ sở hạ tầng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc nghiệm thu cần xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của địa phương, nơi bán dự án đó.
Bước 4: Tham quan và khảo sát trực tiếp khu đất để xác định dự án có đang thực hiện đúng quy định của pháp luật hay không.
Bước 5: Xác định việc chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai thông qua người môi giới.
Bước 6: Tham khảo tại văn phòng đăng ký đất đai xem các dự án/ lô đất mình mua có đang bị kê biên, đang tranh chấp hay không để tránh những rủi ro không đáng có.
Trên đây là những căn cứ pháp lý và các bước để có thể kiểm tra tính pháp lý của dự án đất nền cho các nhà đầu tư. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ và biết được cách kiểm tra. Hãy theo dõi chúng tôi datnenlagi.net để có thể cập nhật nhiều kiến thức hơn nữa. Chúc các bạn thành công.