Thị trường bất động sản Việt Nam là một kênh được nhiều đầu tư lựa chọn bởi khả năng sinh lời tốt cùng giá trị mà chúng đem lại. Tuy nhiên, kiến thức về bất động sản thì rất ít người nắm được. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích một khái niệm cơ bản nhưng rất quan trọng mà 80% nhà đầu tư vẫn chưa năm được đó là: “ Khái niệm dự án đầu tư có sử dụng đất?”

Khái niệm đúng về dự án đầu tư có sử dụng đất

Việc nhiều nhà đầu tư không hiểu đúng về khái niệm dự án đầu tư có sử dụng đất cũng không phải điều lạ. Vì các văn pháp luật hiện hành, tại các quy định liên quan không có nội dung nào đề cập chính xác. Thê nên để hiểu đúng, tôi sẽ dựa theo các điều kiện xác định.

Cụ thể, Dự án được xác định là dự án đầu tư có sử dụng đất nếu đáp ứng được các quy định tại Điều 11 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, gồm:

  • Dự án thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt theo quy định của pháp luật đất đai hoặc thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng; chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định pháp luật về phát triển đô thị.
  • Dự án phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 ( nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5000 theo quy định của pháp luật.
  • Không đủ điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Xem Thêm:

Thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất

Về cơ bản, dưới đây là trình thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất được khái quát trong 7 bước.

  • Bước 1. Thông tin về quy hoạch hoặc đề xuất ý tưởng lập kế hoạch.
  • Bước 2. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
  • Bước 3. Lựa chọn nhà đầu tư 
  • Bước 4. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

  • Bước 5. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; thẩm định thiết kế cơ sở.
  • Bước 6. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  • Bước 7. Lập, thẩm định về thiết kế vẽ bản thi công; dự toán (nếu có); cấp giấy phép xây dựng; quản lý chất lượng công trình xây dựng, PCCC…

Trên đây là khái niệm về khái niệm dự án đầu tư có sử dụng đất? và thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất. Bạn có thể dùng để làm tư liệu tham khảo và hy vọng rằng có thể hỗ trợ được bạn trong quá trình đầu tư.