Hiện nay các thông tin bài viết đề cập tới các dự án lớn sử dụng đất đang dần trở nên phổ biến hơn khi các địa phương khuyến khích đầu tư vào các dự án có tác động đến kinh tế – hạ tầng. Vậy dự án đầu tư có sử dụng đất là gì? Quy trình về dự án đầu tư cụ thể ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất.

cac-du-an-dau-tu-du-dung-dat-dang-duoc-khuyen-khich
Các dự án đầu tư sử dụng đất đang được khuyến khích

Dự án đầu tư có sử dụng đất là gì?

Trong văn bản pháp luật hiện hành hay các quy định liên quan đều không có mục nào đề cập chính xác khái niệm & định nghĩa dự án đầu tư có sử dụng đất là gì? Tuy nhiên cách hiểu về dự án này dựa trên các điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất.

Cụ thể, dự án được xác định là dự án đầu tư có sử dụng đất nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại điều 11 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, gồm:

  • Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được phê duyệt theo quy định của pháp luật về luật đất đai hoặc thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng, chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị.
  • Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, quy hoạch xây dựng có tỷ lệ là 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ là 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện không đủ để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
du-an-dau-tu-co-su-dung-dat-se-dap-ung-duoc-day-du-cac-dieu-kien-quy-dinh
Dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định

Các quy trình dự án đầu tư có sử dụng đất là gì?

Hiện nay các các quy trình dự án đầu tư có sử dụng đất không theo một quy trình cố định, phân bố không đều ở các Luật khác nhau. Để thuận tiện cho các nhà đầu tư, chúng tôi xin gửi một quy trình hoàn chỉnh dự án đầu tư có sử dụng đất như sau:

Bước 1: Lập đề xuất dự án/ Báo cáo tiền khả thi

Để đề xuất được dự án đầu tư có sử dụng đất, chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai/phát triển loại ngành. 

Trong trường hợp luật về xây dựng quy định, yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay thế cho đề xuất dự án.

Bước 2: Chấp nhận chủ trương đầu tư 

Chủ đầu tư lưu ý phải tiến hành xin chấp nhận của chủ trương đầu tư về dự án đầu tư có sử dụng đất. Tùy theo quy mô dự án mà chủ thể có quyền chấp thuận đầu tư là Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân các tỉnh.

Bước 3: Lựa chọn chủ đầu tư và Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho chủ đầu tư 

Khi dự án đầu tư có sử dụng đất được ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đưa vào danh mục dự án cần thu hồi đất, được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, hoặc thuộc khu đất nhà nước đang quản lý, sử dụng, chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, theo quy định đã ban hành. Nhà đầu tư cần chuẩn bị nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư, có sử dụng đất tới Sở Kế hoạch và Đầu tư và trên hệ thống mạng đấu thầu của quốc gia, được căn cứ theo nội dung thông tin được công bố theo quy định.

Sau khi lựa chọn được chủ đầu tư theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận được quyền đăng ký đầu tư, cho chủ đầu tư đáp ứng đủ điều kiện quy định. 

giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-cho-chu-dau-tu
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho chủ đầu tư

Bước 4: Giao đất, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng

Sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khu đất thực hiện dự án, việc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng thầu để thực hiện dự án đầu tư được sử dụng đất áp dụng theo trình tự giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh tổ chức phải xác định tiền sử dụng đất, báo cáo Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà thầu trúng thầu, để thực hiện dự án phải nộp tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bước 5: Phòng cháy chữa cháy, môi trường, thiết kế, cấp thép xây dựng

Để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, chủ đầu tư cần có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền trong các lĩnh vực có liên quan: thiết kế về phòng cháy, chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bước 6: Thi công, nghiệm thu công trình

Công trình trước khi thi công xây dựng dự án phải đáp ứng được các điều kiện khởi công theo Điều 107 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020). Việc tổ chức thi công xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo quy định Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

nghiem-thu-cong-trinh-la-mot-trong-nhung-quy-trinh-can-thiet
Nghiệm thu công trình là một trong những quy trình cần thiết

Bước 7: Khai thác sử dụng

Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết trong quy định, chủ đầu tư có thể đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Xem Thêm:

Quy định mới nhất dự án có sử dụng đất 

Ngày 16/11/2021 Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư ban hành Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn theo phương thức dự án đầu tư có sử dụng đất và đối tác công tư cho các nhà đầu tư. Theo đó bổ sung hướng dẫn bổ sung xác định dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 25/2020/NĐ-CP.

Khu đô thị

Được xác định theo quy định tại khoản 1 Mục VII phụ lục IX Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

  • Là dự án đầu tư xây dựng công năng phục vụ hỗn hợp.
  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở là dự án được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hình thành từ một đơn vị trở lên theo quy hoạch phân khu được phê duyệt.
  •  Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị không có nhà ở là dự án được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các công trình xây dựng khác có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên.

Nhà ở thương mại

Được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê.

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc gồm các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú được xác định theo quy định tại điểm h khoản 2 Mục I phụ lục I Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bao gồm: 

Tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc 

Sử dụng cho cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, trụ sở văn phòng, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp,…

Công trình thương mại

Được xác định theo quy định tại điểm e khoản 2 mục I phụ lục I Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng,…

Công trình dịch vụ 

Được xác định theo quy định tại điểm e khoản 2 mục I phụ lục I Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, resort. biệt thự lưu trú,…và các dịch vụ lưu trú khác. 

Hy vọng sau bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu khái niệm & định nghĩa, các quy trình cho các nhà đầu tư về dự án đầu tư có sử dụng đất là gì, nếu có thắc mắc vấn đề cần giải đáp chỉ cần bình luận bên dưới để được phản hồi sớm nhất!.