Với một nhà đầu tư, tình hình tăng giảm lãi suất của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng cần phải quan tâm. Và điều này còn quan trọng hơn nữa trong lĩnh vực bất động sản. Vậy điều gì xảy ra khi lãi suất ngân hàng tăng mà chúng ta cần phải quan tâm?
Tại sao ngân hàng lại tăng lãi suất?
Đầu tiên, datnenlagi.net sẽ giải thích về động thái tăng, giảm lãi suất của ngân hàng. Tại sao họ lại phải tăng lãi suất? Điều này phục vụ cho mục đích gì?
Những động thái của FED trong 2 năm đại dịch Covid-19
Sau 2 năm 2020 và 2021, do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, FED – cục dự trữ liên bang Mỹ đã giảm lãi suất liên tục về gần như bằng 0 để khuyến khích người dân chi tiêu, các doanh nghiệp vay vốn về để đầu tư hoạt động kinh doanh.
Để hỗ trợ nhiều hơn nữa, FED đã in tiền tung hàng nghìn tỷ USD ra thị trường cùng những công cụ tín dụng khẩn cấp. Những chính sách này đã phát huy tác dụng đó là không có cuộc khủng hoảng tài chính nào diễn ra trong đại dịch, chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên, hệ luỵ của việc này đó là lạm phát tăng cao nhất trong 40 năm vừa qua.
Điều này ảnh hưởng gì đến tình hình tăng giảm lãi suất tại Việt Nam?
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc đó là kinh tế Hoa Kỳ, vậy còn ở Việt Nam thì sao? Với sức ảnh hưởng của kinh tế Hoa Kỳ, lạm phát sẽ xảy ra với toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Chắc chắn Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng mặc dù chậm hơn do thể chế chính trị. Bởi nếu ngân hàng Việt Nam không tăng, giảm lãi suất theo FED thì rất dễ bị cáo buộc và hệ lụy việc này còn lớn rất nhiều.
Sau 2 năm đại dịch, chúng ta có thể thấy mức lạm phát có dấu hiệu tăng mạnh, điều dễ thấy nhất đó là sự leo thang của giá cả hàng hoá. Ngoài ra, do chiến tranh giữa Ukraine – Nga, lạm phát của Việt Nam còn khủng khiếp hơn rất nhiều bởi không chỉ đơn giản phục hồi sau đại dịch trong nước mà đứt gãy chuỗi cung ứng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu tình trạng này còn kéo dài thì lạm phát, khủng hoảng sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Việc họ cần làm đó là tăng lãi suất để ngăn tình trạng này xảy ra, mặc dù vậy tăng lãi suất chắc chắn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, nhà đầu tư trở nên khó khăn nhưng người dân sẽ tích cực đi làm để tạo ra nhiều của cải hơn.
Điều gì xảy ra khi lãi suất ngân hàng tăng đối với thị trường nhà đất?
Như đã nói ở trên, việc tăng giảm lãi suất ngân hàng sẽ mang đến nhiều hệ luỵ cho các thị trường của Việt Nam. Người dân sẽ ít vay ngân hàng để đầu tư, kinh doanh hơn mà sẽ có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để nhận mức lãi suất tiết kiệm tốt. Vậy thế còn thị trường bất động sản sẽ ra sao khi ngân hàng tăng lãi suất?
Lãi suất ngân hàng tăng là công cụ hoàn hảo để siết chặt dòng tiền vào bất động sản
Đầu tiên có thể kể đến đó là dòng tiền chảy vào bất động sản sẽ bị siết chặt lại. Khi mức lãi suất ngân hàng thấp, các nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào bất động sản để mong muốn kiếm lời. Tuy nhiên, nếu ngân hàng tăng lãi suất, nhiều người lại có xu hướng để tiền trong ngân hàng để tận dụng mức lãi suất tăng này. Mặt khác, các nhà đầu tư bất động sản thường sử dụng đòn bẩy tài chính và khi mức lãi suất ngân hàng tăng, những ai không có khả năng trả nợ sẽ buộc phải bán cắt lỗ.
Lấy ví dụ vào khoảng thời gian gần nhất là 10 năm trước, khi lạm phát tăng cao, lãi suất cũng được đẩy lên. Kịch bản xảy ra, đó là nhiều đại gia bất động sản ngã ngựa vì không thể chịu nổi việc trả lãi cho ngân hàng. Thị trường xảy ra tình trạng sụt giảm mạnh về thanh khoản. Thế nên, việc tăng lãi suất sẽ tác động mạnh nhất đến nhóm các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh.
Kịch bản của thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại khi lãi suất tăng sẽ không rớt thảm như 2011-2013 bởi các chuyên gia cho rằng sự điều tiết của Nhà nước đã nhịp nhàng hơn. Nhà đầu tư cũng thông thái, biết đánh giá phân tích thị trường. Song nguy cơ đói vốn và sự cắt lỗ là diễn biến sẽ xảy ra nếu như lãi suất tăng để kiềm chế lạm phát.
Xem Thêm :
Khả năng thanh khoản của thị trường bất động sản Việt Nam bị hạ đến mức thấp nhất
Việc lãi suất ngân hàng tăng có thể khoét sâu vào điểm yếu trước giờ của thị trường bất động sản Việt Nam đó là tính thanh khoản kém. Bởi theo chuyên gia này, hầu hết nhà đầu tư sử dụng tiền nhàn rỗi đã ôm hàng từ đầu năm ngoái đến nay đang rơi vào tình trạng quá tải hàng (ôm trữ hàng nhiều), nhưng khó thanh khoản do neo giá cao, nên họ sẽ hạn chế việc mua thêm.
Nhưng các nhà đầu tư này cũng không vội “xả hàng”, vì họ không bị áp lực bởi lãi suất ngân hàng. Do đó, trong khai lãi suất ngân hàng tăng rất có thể sẽ xuất hiện nghịch lý giá nhà đất liên tục leo thang, nhưng không ai mua.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về điều gì xảy ra khi lãi suất ngân hàng tăng đối với thị trường bất động sản. Nhìn chung, trong thời điểm ngân hàng tăng lãi suất thì sẽ không được thuận lợi cho quá trình đầu tư nhà đất. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có những chính sách phù hợp cho vấn đề này.