Tết Vu Lan là ngày lễ quan trọng theo truyền thống tâm linh Việt Nam. Đây là thời gian để con cháu có thể báo hiếu cho các bậc sinh thành. Vậy cúng lễ Vu Lan vào ngày nào? Và cần chuẩn bị cho mâm cúng lễ Vu Lan?
Cúng lễ Vu Lan vào ngày nào?
Theo như chúng tôi datnenlagi.net tìm hiểu, lễ Vu Lan báo hiếu hàng năm diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Chính vì vậy bắt đầu từ ngày mồng 2 đến 14/7 âm lịch nhiều người đã bắt đầu làm lễ cúng Vu Lan tại nhà vì quan niệm rằng phải làm xong trước ngày rằm kẻo Diêm Vương đóng cửa địa ngục, lúc đó gia tiên sẽ không về nhà được nữa và không nhận được lễ vật nữa.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Tiềm năng con người) và một số nhà tâm linh thì việc cúng Vu Lan chỉ nên cúng đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch. Bởi cúng lễ phải đúng ngày, làm trước chẳng có tác dụng gì vì chưa có lý giải nào làm như thế có kết quả hay không, do đó không nên cúng trước ngày Rằm.
Nhiều ý kiến cho rằng, cửa địa ngục chỉ cho phép vong linh về nhà thăm con cháu trong 3 ngày 14, 15, 16. Vì vậy người dân chỉ nên cúng Rằm tháng 7 trong 3 ngày này, không nên cúng sớm hơn, cũng không nên cúng quá muộn thì gia tiên mới được hưởng lễ Vu Lan.
Mâm cúng lễ Vu Lan cần có những gì?
Vậy để cúng lễ Vu Lan thì cần chuẩn bị những gì để mâm cúng được chuẩn và tươm tất nhất.
Cúng Phật
Đối với những tín đồ Phật giáo, rằm tháng 7 chính là một ngày lễ lớn, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Chính vì vậy lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Mâm cúng ngày Vu Lan để cúng Phật có thể chuẩn bị cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả xong thụ lộc tại nhà. Khi cúng Phật gia chủ nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho tổ tiên, ông bà những người đã khuất được siêu sinh.
Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa đến nay thì mâm cúng Phật nên được làm vào ban ngày là tốt nhất.
Cúng gia tiên
Lễ cúng Thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.
Lễ cúng gia tiên nên chuẩn bị một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Bên cạnh đó có thể chuẩn bị thêm tiền vàng và những vật dụng dành cho người cõi Âm được làm bằng giấy như quần áo, giày dép, xe cộ… với mục đích để cho những người đã khuất cũng có được một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi như dương trần.
Xem Thêm :
Văn khấn trong lễ cúng Vu Lan
Ngoài chuẩn bị cho mâm cúng lễ, bài văn khấn cũng rất quan trọng. Dưới đây là 2 bài văn khấn do nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường đưa ra để các bạn có thể tham khảo.
Bài văn khấn trong lễ Vu Lan
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày… tháng 7 năm Nhâm Dần
Tín chủ chúng con là: …..
Ngụ tại: …….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Văn cúng gia tiên trong lễ Vu Lan
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Kính lạy chư vị tổ tiên
Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày… tháng 7 năm Nhâm Dần (Âm lịch)
Tín chủ con là: …. cùng toàn gia quyến.
Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.
Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.
Trước linh tọa cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân Lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.
Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.
Đồng lai giám cách.
Kính cẩn dâng lời.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Những việc nên làm trong ngày cúng lễ Vu Lan
Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ và lễ cúng tươm tất, đầy đủ bạn cũng nên làm những việc sau để tăng phúc đúc cho bản thân, gia đình, tổ tiên:
- Đi chùa sám hối, cầu bình an cho gia đình, tổ tiên.
- Phóng sinh, cứu mạng các loài động vật.
- Làm nhiều việc thiện
- Mua quà tặng cho cha mẹ, ông bà
Trên đây là câu trả lời cho ai còn băn khoăn: Nên cúng lễ Vu Lan vào ngày nào? Tóm lại bạn nên cúng vào đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch để được chuẩn nhất và nên chuẩn bị mâm cúng được tươm tất. Chúc bạn và gia đình có một lễ Vu Lan hạnh phúc và vui vẻ.