Bạn đang có người hỏi muốn mượn tuổi làm nhà nhưng lại đang băn khoăn không biết có xui không? Đừng lo bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn cho mượn tuổi làm nhà có ảnh hưởng gì không? Và tất tần tật những vấn đề xoay quanh mượn tuổi làm nhà cho gia chủ.

Mượn tuổi làm nhà là gì? Vì sao phải mượn tuổi khi làm nhà?

Mượn tuổi làm nhà là khi gia chủ muốn tiến hành xây dựng nhà cửa nhưng trong năm đó lại không được tuổi. Để giải quyết vấn đề này họ sẽ mượn tuổi của 1 người khác để khởi công. Mục đích của việc này đó là gia chủ đang mượn mệnh của một người để lấy cái sinh khí tốt của người đó, giúp nhà mình không phạm phải tam tai, hoàng ốc, kim lâu hay các yếu tố phong thủy nhà ở khác.

Có lẽ nhiều người sẽ hỏi sao phải mượn tuổi để xây nhà? Trên thực tế thì không phải năm nào gia chủ cũng sẽ được tuổi để xây nhà nên nếu để đúng tuổi thì có khi sẽ phải chờ tới 2, 3 năm nữa. Đây là điều hết sức bất tiện.

Người cho mượn tuổi làm nhà có ảnh hưởng gì không?

Vậy vấn đề của người cho mượn tuổi thì sao? Liệu họ có gặp những vấn đề gì không? Câu trả lời là không vì việc này chỉ nhắm đến mục đích là tránh được xung khắc tuổi của chủ nhà với năm xây nhà. Và vì bạn là người hợp tuổi với năm đó nên cũng sẽ chẳng phải lo về vấn đề gì. Ngược lại khi bạn cho những gia chủ mượn tuổi trong năm còn được tiếng giúp đỡ người khác, mang lại may mắn trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu sau này bạn cần thì bạn cũng có thể nhờ họ dễ dàng hơn. 

Một số lưu ý khi mượn tuổi làm nhà

Tuy nhiên, mượn tuổi làm nhà cũng cần phải quan tâm đến một số vấn đề khác như sau:

  • Việc mượn tuổi làm nhà khá phức tạp và phải trải qua đầy đủ thủ tục. Chính vì thế, gia chủ nên mượn tuổi của những người quen biết, gần gũi hoặc họ hàng nội tộc, gần nhà để mọi chuyện được thuận lợi, dễ dàng hơn.
  • Khi đã cho người khác mượn tuổi thì tuyệt đối không được cho người thứ 2 cùng mượn khi người trước chưa xây dựng xong nhà cửa bởi có thể đem lại vận đen đủi cho cả hai. Chính vì thế, trước khi mượn tuổi ai đó thì gia chủ cần phải hỏi kỹ về vấn đề này.
  • Mượn tuổi chỉ sử dụng khi xây dựng nhà mới, không được phép mượn tuổi làm nhà khi chỉ sửa soạn lại nhà cũ.
  • Nếu như chỉ sửa chữa lại nhà cửa thì gia chủ chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành.
  • Phải tuân thủ theo các thủ tục khi mượn tuổi làm nhà. Những thủ tục này tiến hành như thế nào sẽ được chúng tôi bật mí ở phần sau.
  • Không nên mượn tuổi làm nhà của những người đang phải chịu tang hoặc chịu vận hạn tam tai, kim lâu, hoàng ốc

Chi tiết về thủ tục mượn tuổi làm nhà

Và cuối cùng, sau khi đã hiểu được hết những vấn về cho mượn tuổi để làm nhà gia chủ cần nắm rõ về những thủ tục mượn tuổi làm nhà. Dưới đây là thủ tục làm nhà chi tiết mà datnenlagi.net thu thập được từ các gia chủ. 

Cách thức mượn tuổi làm nhà

Về cách thức mượn tuổi làm nhà cần phải làm đúng theo quy trình của thầy làm lễ. Trong buổi lễ quan trọng khi làm nhà ( động thổ, đào móng, cất nóc, đổ mái,…) người nhận mượn tuổi sẽ đóng vai trò là gia chủ làm lễ khấn vái thần linh, nếu làm lễ động thổ thì sau khi khấn vái, cuốc 5 – 7 cái hướng đẹp để tiến hành động thổ.

Trong thời gian này, gia chủ cần phải tránh mặt đi nơi khác, khi kết thúc buổi lễ mới được quay lại. Sau khi hoàn thiện xây ngôi nhà, gia chủ xem ngày nhập trạch và làm thủ tục chuộc nhà.

Đối với đồ lễ để làm lễ mượn tuổi làm nhà bao gồm những vật sau. Đồ lễ để cúng động thổ: mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, xôi, 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng mã, đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ ( muối, gạo, nước). 

Sau khi thực hiện xong cách cúng mượn tuổi làm nhà, xây nhà xong, tiến hành đốt vàng bạc và rải gạo muối để động thổ cùng 3 hũ gạo, muối, nước để cúng Táo Quân.

Xem Thêm:

Thủ tục mượn tuổi làm nhà khi nhập trạch chuộc nhà

Sau khi đã làm xong lễ mượn tuổi làm nhà, xây xong nhà thì gia chủ cần làm lễ nhập trạch chuộc nhà. Một số vật dụng mà bạn cần để làm lễ: gương soi, chăn nệm, gạo, nước, bát nhang, bếp lửa đang cháy từ nhà cũ.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Người vợ bước vào nhà đầu tiên, tay cầm gương soi vào trong. Sau đó, gia chủ cầm bát nhang tổ tiên vào nhà, các con theo sau cầm bếp lửa đang cháy, chăn đệm, gạo,… Nếu nhà không có đàn ông thì vợ bưng bát nhang tổ tiên bước vào theo sau là các con.
  • Bước 2: Bước 2: Đến giờ hoàng đạo gia chủ mang các đồ quý giá gồm tiền bạc, trang sức cất vào tủ. 
  • Bước 3: Chuyển đồ vào nhà, sắp xếp gọn gàng và làm lễ dâng hương.
  • Bước 4: Sửa sang đồ trong nhà, người tuổi Dần, phụ nữ mang thai không nên phụ chủ nhà dọn.

Trên đây là tất tần tật về cho mượn tuổi làm nhà có ảnh hưởng gì không? Và cách thực hiện buổi lễ sao cho đúng và chuẩn nhất.